Tỉnh Hòa Bình: Hạ tầng mở lối cho thị trường BĐS cuối năm

Các nhà đầu tư cho rằng tỉnh Hòa Bình biết cách tạo ra nguồn xung lực mạnh mẽ. Bên cạnh những chính sách ưu đãi, tỉnh cũng nỗ lực hoàn thiện hệ thống hạ tầng kết nối vùng, tạo đà cho kinh tế bứt phá.

Hàng nghìn tỷ đồng cho phát triển hạ tầng

Những năm qua, tỉnh Hòa Bình tích cực đưa hàng loạt dự án giao thông trọng điểm có ý nghĩa quan trọng vào quy hoạch – triển khai. Điển hình là tuyến Đại lộ Thăng Long – Hòa Bình, rút ngắn thời gian từ thủ đô Hà Nội đến Hòa Bình chỉ còn 1 giờ di chuyển.

Hoà Bình đang đón nhận nhiều tín hiệu tích cực từ quy hoạch hệ thống hạ tầng kết nối liên tỉnh

Theo kế hoạch, 5 năm tới đây, tỉnh tiếp tục huy động trên 120 nghìn tỷ đồng để đẩy mạnh hoàn thiện các tuyến giao thông then chốt. Trong đó, đầu tư mở rộng đường cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình (6 làn xe, hành lang rộng 120m) được xác định là dự án trọng điểm, kết nối liền mạch Tây Bắc, T. Hòa Bình với TP. Hà Nội và các địa phương trong khu vực.

Dự án đường liên kết vùng Hòa Bình – Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình – Mộc Châu) cũng được tích cực thúc đẩy, đảm bảo chính sách phát triển vùng động lực. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành mạng lưới giao thông theo quy hoạch như: Cầu Hòa Bình 2, các tuyến đường tỉnh 435, 438, 433, đường liên huyện vùng cao Lạc Sơn – Tân Lạc…

Tỉnh Hòa Bình cũng đã đề xuất Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải triển khai thực hiện nhiều dự án hạ tầng giao thông trọng điểm như: Đường nối Thành phố Hòa Bình – Kim Bôi; đường tỉnh 450; đường tỉnh 436…; Huy động mọi nguồn lực để đầu tư các tuyến cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu, đường Hồ Chí Minh – vành đai 5 Hà Nội (đoạn qua địa phận tỉnh); xây dựng các tuyến tránh qua khu vực đông dân cư ở các thị trấn…

Bên cạnh đó, tỉnh cũng sử dụng các nguồn ngân sách hỗ trợ để đầu tư các dự án cấp thiết như: Cầu Hòa Bình 6, đường nối đường Trần Hưng Đạo đi P. Dân Chủ kết nối với QL6; các tuyến đường kết nối khu du lịch hồ Hòa Bình đến khu du lịch Đồng Tâm, khu du lịch Tam Chúc (Hà Nam) nhằm kết nối các tour, tuyến du lịch giữa Hòa Bình với Hà Nội và các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình…

Với tầm nhìn chiến lược, sau khi hoàn thành và đi vào hoạt động, các tuyến giao thông này sẽ góp phần gia tăng khả năng kết nối, giao thương giữa Hòa Bình với thủ đô Hà Nội và các tỉnh Hà Nam – Phú Thọ – Sơn La – Lào Cai, tạo nền tảng vững chắc thu hút các nhà đầu tư.

Thị trường bất động sản hút dòng vốn đầu tư

Sở hữu nhiều lợi thế phát triển, làn sóng đầu tư vào các dự án bất động sản tại tỉnh Hoà Bình ngày càng trở nên sôi động. Chỉ tính riêng năm 2020, địa phương thu hút tổng số vốn lên tới 94.000 tỷ đồng, trong đó có sự góp mặt của các tập đoàn uy tín như: Vin Group, Sun Group, FLC, Geleximco, TNR Holdings…

Sắp tới đây, TNR Holdings chuẩn bị cho ra mắt dự án Khu dân cư Núi Đầu Rồng tọa lạc tại thị trấn Cao Phong, nơi có đặc sản cam Cao Phong nổi tiếng cả nước. Dự án được quy hoạch bài bản, tích hợp các tiện ích thiết yếu như bãi đỗ xe, công viên, nằm liền kề trung tâm hành chính huyện và các trục đường quốc lộ chính. Đây hứa hẹn là một dự án đầy tiềm nay cho các nhà đầu tư giai đoạn cuối năm 2021 này.

Xem thêm bài viết: Đầu tư 2.600 tỷ đồng tăng cường kết nối giao thông và thuỷ lợi Hoà Bình

Có thể bạn quan tâm